PGD&ĐT THỦ THỪA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
Thủ Thừa, ngày 10 tháng 5 năm 2015
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2015-2020
TẦM NHÌN ĐẾN 2025
Trường THCS Thị Trấn Thủ Thừa được thành lập ngày 14 tháng 09 năm 2000 theo Quyết định số 1271/QĐ.UB của Chủ tịch UBND huyện Thủ Thừa, trên cơ sở tách ra từ trường PTCấp II-III Thủ Thừa, từ đó đến nay, trường đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn của tình hình công tác giáo dục trong những năm gần đây và những đòi hỏi của việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm tạo ra thế hệ trẻ Việt Nam sáng tạo năng động, có kỹ năng sống, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đáp ứng tốt với yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế .Trên tinh thần đó, trường THCS Thị Trấn Thủ Thừa xây dựng “Kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm” giai đoạn 2015 đến 2020.
Kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của trường THCS Thị Trấn Thủ Thừa (2015 đến 2020) nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám Hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Góp phần cùng các trường trong Thị trấn Thủ Thừa xây dựng ngành giáo dục Thủ Thừa phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện nhà nói riêng, của đất nước nói chung, hội nhập với các nước khu vực và thế giới .
I.TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG:
1).Thuận lợi :
– Công tác quản lí của Ban Giám hiệu trường đều có kế hoạch cụ thể năm, tháng, tuần cho các hoạt động. Kế hoạch được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ, tính minh bạch được thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động .
– Đội ngũ:
BGH năng động, sáng tạo, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, nhạy cảm với những đổi thay của môi trường nên luôn ứng xử phù hợp tạo được sự đồng thuận của các thành viên trong trường. Có phong cách lãnh đạo dân chủ, biết lắng nghe chọn lọc và phân tích các nguồn thông tin để có những quyết định hợp lý trong giải quyết công việc và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Đa số nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm: đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục (chuyên môn 100 CB, GV đạt chuẩn, trong đó có 73.7% trên chuẩn; trên 50% CB, GV có bằng A, B vi tính).
– Các đoàn thể vững mạnh, tập hợp được quần chúng; năng động, sáng tạo và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức các hoạt động, các phong trào góp phần nâng nâng cao nhận thức của đội ngũ CBCC và giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
– Phẩm chất đạo đức của đại đa số học sinh là ngoan, cần cù, ham thích hoạt động, nhiều em là học sinh giỏi các cấp .
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho công tác dạy và học…
2). Khó khăn :
– Công tác đánh giá giáo viên còn mang nặng tính cả nể, chưa đánh giá đúng năng lực thực tế ; phong trào thi đua còn mang tính động viên tinh thần và khích lệ là chủ yếu, chưa có kinh phí để thưởng đúng với năng lực của từng cán bộ, giáo viên .
– Một bộ phận CB-GV lớn tuổi, việc cải tiến phương pháp dạy và học, ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, khả năng tiếp cận tin học còn hạn chế .
– Tỷ lệ học sinh bỏ học mặc dù có giảm nhưng chưa bền vững vẫn còn ở mức cao so với yêu cầu nhất là tỉ lệ học sinh bỏ học trong hè.
– Một bộ phận học sinh còn lười học, trốn tiết, lên mạng nói xấu dẫn đến gây gỗ trong và ngoài nhà trường ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng .
– Các hoạt động giáo dục toàn diện chưa phát huy được hiệu quả, học sinh còn thụ động khi tham gia các hoạt động.
– Phương pháp dạy – học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hiệu quả chưa cao.
– Khuôn viên trường nhỏ hẹp nên khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy thể dục, thể dục giữa giờ, thể dục đầu giờ và sân chơi của học sinh ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện.
– Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh toàn trường có nâng lên so với năm học trước nhưng số lượng học sinh thường hay vi phạm nội quy, kỷ luật của nhà trường cũng tăng lên.
– Một số ít giáo viên thiếu kinh nghiệm, chưa quan tâm một cách sâu sát đến từng đối tượng trong giảng dạy cũng như trong giáo dục, xử lý các tình huống sư phạm còn lúng túng nên tác dụng và hiệu quả giáo dục đạo đức chưa cao.
– Việc phối hợp ba môi trường giáo dục chưa chặt chẽ, chưa phát huy hiệu quả.
– Cơ sở vật chất tuy đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho công tác dạy và học, như phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng tập đa năng còn thiếu .
- PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG:
- Môi trường bên trong:
1.1 Mặt mạnh:
– Hàng năm trường xây dựng và tổ chức thực hiện đủ các loại kế hoạch: kế hoạch trường, chuyên môn, tổ chuyên môn, các đoàn thể, kế hoạch phát triển, kế hoạch kiểm tra nội bộ …
– Phân công sử dụng đội ngũ phù hợp theo TT 28/2009/TT-BGD-ĐT ngày 21/10/2009 của BGD&ĐT, về việc ban hành qui định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông .
– Quản lý tốt hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh (HS học 6 buổi trên tuần, một ngày học nhiều nhất là 5 tiết) .
– Công tác quản lý hành chánh: trường thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo Điều lệ qui định .
– Công tác thi đua khen thưởng, thông tin hai chiều, công tác tuyển sinh, công tác PCGDTHCS …được thực hiện tốt hàng năm .
– Công tác Kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường:
– Thực hiện qui chế dân chủ : công khai hoá tất cả các hoạt động nhà trường, nhất là tài chánh và chế độ chính sách .
a). Đội ngũ CBQL-GV-CNV : Tổng số: 69 , trong đó: Biên chế: 67/51 , hợp đồng theo NĐ 68: 2 chia ra :
– Ban giám hiệu : 03 , nữ : 03
+ Trình độ chuyên môn ĐHSP : 03
+ Trình độ quản lý : 03 đã thông qua lớp CBQL dành cho Hiệu trưởng,PHT
+ Trình độ chính trị : Trung cấp : 02, Sơ cấp : 01;
+ Chuẩn hóa: 3/3 (100.0%)
+ Trên chuẩn: 3/3 (100.0%)
– Giáo viên : 61 , nữ : 45 ; Trong đó: ĐHSP: 45 , CĐSP : 16
Trình độ chính trị : Trung cấp chính trị: 01 , Đảng viên : 25
+ Chuẩn hóa: 61/61 (100%)
+ Trên chuẩn: 45/61 (73.7%)
+ Chưa chuẩn: 0%
Phong trào GVG : có 24 GV được công nhận là GVDG cấp trường, 05 giáo viên được công nhận GVCN lớp giỏi cấp trường, 02 GV được công nhận GVCN lớp giỏi cấp huyện; 7GV đạt CSTĐ cơ sở .
– Nhân viên: 05/3 nữ (Trình độ:CĐ :02 Trung cấp: 01, tốt nghiệp THCS: 01 ).
Trình độ chính trị : Sơ cấp chính trị: 0 , Đảng viên : 03
– Trường có 01 chi bộ độc lập với 31 đảng viên, tỉ lệ : 22.4%
b). Cơ sở vật chất :
– Tổng số phòng : 24 ; trong đó : phòng học 15, phòng khác : 13. Đáp ứng được phòng học 2 buổi/ ngày.
– Sách giáo khoa : 1137 bản
– Sách giáo viên : 1182 bản
– Sách Tham khảo : 5942 bản
– Trường có trên 50 máy vi tính đều kết nối internet phục vụ tốt cho công tác quản lý và giảng dạy, có đủ các đồ dùng dạy học tối thiểu theo qui định của BGD&ĐT .
Nhìn chung, SGK và trang thiết bị đủ phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường trong từng năm học .
c). Chất lượng giáo dục năm học 2015-2016:
– HS đầu năm : 1090 , HS cuối năm : 1055
– HS bỏ học : 34 (Tỉ lệ : 2.82%) ,
– Hạnh kiểm : Tốt : 81.4% , Khá : 13.2% , TB : 5.4%
– Học lực : giỏi : 38.7% , khá : 27.3% , TB : 26.6% , Yếu : 6.1%, kém : 1.4%
– Phong trào học sinh giỏi
Học sinh giỏi các cấp huyện, tỉnh đều tăng:
+ Về văn hóa:
– Năm học 2015-2016: học sinh giỏi văn hóa khối 9 huyện: 47hs, tăng 05 học sinh; học sinh giỏi tỉnh: 34 hs, tăng 07 hs
+Về máy tính Casio:
– Năm học 2015-2016: học sinh giỏi huyện: 15hs; học sinh giỏi tỉnh: 04hs, khu vực 01 giải khuyến khích.
+ Về giải tóan qua internet có 03 HS đạt giải cấp tỉnh, 02 HS dự thi toàn quốc
+ Tin học trẻ không chuyên : Có 01 HS đạt giải ba cấp tỉnh.
+ Hội thi TDTT-HKPD các cấp:
Đạt 6 giải cấp huyện và 01 giải cấp Tỉnh gồm 1 huy chương vàng. Riêng môn bóng đá bậc THCS vô địch cấp huyện, đạt giải ba cấp tỉnh ( cúp Hải Sơn ).
d). Xã hội hoá giáo dục :
– Trong năm học, trường phối hợp với Hội đồng giáo dục và Ban nhân dân các ấp thực hiện ngày toàn dân đưa trẻ đến trường , vận động học sinh bỏ học ra lớp ; Phối hợp BCĐ CMC-PCGDTH & PCGDTHCS thực hiện đạt chuẩn quốc gia công tác PCGDTHCS hàng năm .
– Vận động xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài chi khen thưởng :
+ Khen thưởng giáo viên bồi dưỡng có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh và chi khen thưởng học sinh giỏi cuối năm: 29.800.000 đồng.
+ Trợ cấp học bổng cho học sinh nghèo: 23.380.000 đồng
+ Vận động Ban ĐDCMHS hổ trợ 29.800.000 đồng để khen thưởng cuối năm .
1.2 Hạn chế:
Công tác quản lý:
– Đánh giá chất lượng chuyên môn còn mang tính động viên, chưa thực chất
– Một số ít cán bộ giáo viên chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
– Một vài giáo viên chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế (tập trung ở giáo viên lớn tuổi)
– Chất lượng học sinh chưa đồng đều. Hiện tượng học sinh thiếu chuyên cần có chiều hướng tăng.
Cơ sở vật chất:
– Chưa đồng bộ, còn thiếu một số phòng học và phòng chức năng, chưa có sân chơi bãi tập cho học sinh.
- Môi trường bên ngoài:
2.1 Thời cơ:
– Đã có sự tín nhiệm cao của học sinh và phụ huynh trong địa bàn.
– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được đào tạo cơ bản 100% đạt chuẩn, và 73.7% trên chuẩn có năng lực chuyên môn vững vàng và kỹ năng sư phạm khá tốt, đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong giai đoạn mới.
– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm với công việc được giao.
– Công tác giáo dục của nhà trường luôn có sự quan tâm của của Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, đặc biệt có luôn có được sự chỉ đạo của Ngành Giáo dục và đào tạo huyện.
2.2. Thách thức:
– Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng cao.
– Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên là yêu cầu đặt ra trong thời gian tới.
- Xác định các vấn đề ưu tiên.
– Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
– Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý .
– Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy, kiểm tra học sinh, đánh giá Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
III/ SỨ MỆNH, TẦM NHÌN, HỆ THỐNG GIÁ TRỊ:
- Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, kỷ cương, chăm sóc để phát huy phẩm chất, năng lực riêng cho học sinh.
2.Tầm nhìn.
Xây dựng Trường THCS Thị Trấn Thủ Thừa có uy tín về chất lượng giáo dục nhất là chất lượng học sinh giỏi; tổ chức họat động theo hướng hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Nơi học sinh, cán bộ, giáo viên, công nhân viên luôn có khát vọng học tập, biết tư duy độc lập và sáng tạo để nâng cao lợi ích bản thân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Hệ thống giá trị cơ bản:
-Tình đoàn kết – Tinh thần trách nhiệm
– Sự hợp tác – Tính sáng tạo
– Tính trung thực – Khát vọng vươn lên
- MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:
- Mục tiêu.
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình phù hợp Thị trấn văn minh đô thị, tiếp cận kịp thời giáo dục hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
- Chỉ tiêu.
2.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi 95%.
– Giáo viên nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 50 tuổi sử dụng thành thạo máy tính.
– Có trên 85% cán bộ quản lý và giáo viên, có trình độ Đại học.
– Phấn đấu 100% tổ trưởng chuyên môn, BGH có trình độ trên chuẩn, (kể cả đang theo học).
2.2 Học sinh:
– Qui mô:
+ Lớp học: Tối đa 34 lớp
+ Học sinh: Từ 1200 đến 1400 học sinh.
– Chất lượng học tập:
+ Trên 55% học lực khá, giỏi( 18-20% học lực giỏi)
+ Tỉ lệ học sinh có học lực yếu < 3% kém dưới 2%.
+ Thi đỗ các trường THPT công lập trên địa bàn : Từ 85 đến 90%.
+ Thi học sinh giỏi cấp huyện các loại : Từ 220 đến 250 giải, cấp tỉnh đạt từ 35 đến 50 giải mỗi năm.
– Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
+ Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội.
2.3 Cơ sở vật chất:
– Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được xây mới, sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
– Các phòng Tin học, Thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị, nâng cấp theo hướng hiện đại.
– Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh- Sạch- Đẹp”
- Phương châm hành động.
“ Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường
Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”
- CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản, được trãi nghiệm, sáng tạo
Thực hiện các hội nghị cấp trường, liên kết cụm trường về các chuyên đề như: Ứng dụng CNTT trong dạy học, dạy học các môn văn hoá tích hợp với giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường, định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học A trở lên, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đở nhau cùng tiến bộ.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả lâu dài.
- Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng nguồn học liệu mở, thư viện điện tử, cập nhật thường xuyên các thông tin trên trang Website của trường… Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý và dạy học, phục vụ cho công tác chuyên môn của mình.
Lên kế hoạch thi soạn giáo án sử dụng các phần mềm Adobe Prosenter, thiết kế giáo an sử dụng bảng tương tác, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và động viên giáo viên đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh….
Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.
- Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
– Xây dựng tốt phòng truyền thống, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
– Huy động được các nguồn lực của xã hội các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.
- Xây dựng thương hiệu:
– Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường bằng cách tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân địa phương những thành tích mà nhà trường đạt được thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc các cuộc họp với lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể địa phương về vấn đề có liên quan đến giáo dục.
– Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, công nhân viên, học sinh và Phụ huynh học sinh.
– Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường, bằng các hình thức:
+ Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ động nắm bắt và tuyên truyền những tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong nhân dân, trên trang Web của trường.
- TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
- Phổ biến kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, lãnh đạo địa phương, Phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
- Tổ chức:
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
- Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
a/. Giai đoạn 1: Từ năm 2015 – 2017: (phấn đấu đạt các chỉ tiêu được đánh giá ngoài mức độ 3)
– Đội ngũ cán bộ quản lý: đầy đủ theo qui định .
– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đầy đủ theo TT35/2006/TTLT-BGDĐD&BNV
– 100% giáo viên bộ môn đạt trình độ đào tạo chuẩn .
– 30% giáo viên đạt GVDG cấp cơ sở; i5% GVDG cấp huyện
– 95% CB-GV-NV sử dụng thành thạo máy vi tính . Mỗi GV có ít nhất 2 tiết thao giảng/HK dạy bằng giáo án điện tử .
– 95% CB-GV-NV có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch;
– 75% số CB-GV có trình độ Đại học .
Học sinh:
– Tỉ lệ HS 11 tuổi nhập học lớp 6 đúng độ tuổi đạt 90% trở lên
– Tỉ lệ HS 15-18 TNTHCS đạt 90% trở lên
-Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban không quá 4% (bỏ học không quá 1%)
– Học lực : Giỏi 25% trở lên, khá 45% trở lên, yếu kém không quá 4% trong đó kém dưới 2%
– Đạo đức : Khá tốt đạt 90% trở lên ,yếu dưới 1%
– Hiệu quả đào tạo : đạt 90% trở lên .
Cơ sở vật chất :
– Tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để xây dựng đầy đủ phòng học , phòng học bộ môn , khu hiệu bộ, làm sân chơi, hàng rào, khu để xe …
b/. Giai đoạn 2: Từ năm 2017 – 2020 : (phấn đấu đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia)
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên
– 100% giáo viên bộ môn đạt trình độ đào tạo chuẩn
– 30-40% giáo viên đạt GVD GCS hàng năm trong đó có 15% GVDG cấp huyện
– 100% CB-GV-CNV sử dụng thành thạo máy vi tính , Mỗi GV có ít nhất 2 tiết thao giảng và 5% tiết dạy trong năm bằng giáo án điện tử .
– 100% CB-GV-NV có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch;
– 80% GV-NV và 100% Tổ trưởng chuyên môn có trình độ Đại học .
Học sinh:
– Tỉ lệ HS 11 tuổi nhập học lớp 6 đúng độ tuổi đạt 95% trở lên
– Tỉ lệ HS 15-18 TNTHCS đạt từ 93-95% trở lên
– Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban không quá 4% (bỏ học không quá 1%)
– Học lực : Giỏi 30% trở lên, khá 50% trở lên, yếu kém không quá 3% (trong đó kém dưới 2%)
– Đạo đức : Khá tốt đạt 95% trở lên , TB dưới 5% , không có HK yếu.
– Hiệu quả đào tạo : đạt 92% trở lên .
Cơ sở vật chất :
– Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp- An toàn” .
– Xây dựng thư viện điện tử , đưa vào sử dụng từ năm 2015 .
- Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo, ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Xây dựng KH năm học phải bám sát các yêu cầu của kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường .
- Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
- – Đối với tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận, đoàn thể: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, từng tổ trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường này; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Đối với Ban Đại diện CMHS (Đề xuất của nhà trường):Tổ chức triển khai kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường trong các buổi họp phụ huynh , thống nhất quan điểm thực hiện , hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động.
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
- Kết luận:
Cộng đồng ASEAN đã được thành lập, vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh gay gắt của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của dân tộc. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra những yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội trên toàn cầu, trong đó có giáo dục. Giáo dục của thế giới đi vào thế kỷ 21 đã xác định 4 trụ cột quan trọng là “học để biết, học để làm, học để chung sống và học để hoàn thiện mình”. Nhà trường Việt Nam phải đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện với những phẩm chất tốt đẹp vốn có, đồng thời phải xác định mục tiêu cơ bản cho người học phấn đấu đạt được trong suốt quá trình học tập là biết, làm, hợp tác và tự hoàn thiện mình. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Kế hoạch chiến lược từ năm 2015-2020 và tầm nhìn đến 2025 của trường THCS Thị Trấn Thủ Thừa là những định hướng phát triển nhà trường theo hướng giáo dục toàn cầu thế kỷ 21.
- Kiến nghị:
– Với lãnh đạo địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Giúp nhà trường tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về định hướng chiến lược của nhà trường từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến 2025, có định hướng hỗ trợ tinh thần và vật chất để nhà trường thực hiện đảm bảo lộ trình của chiến lược phát triển.
– Với Ngành và lãnh đạo cấp trên:
Quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát về chuyên môn, tham mưu, đề xuất với các cơ quan chức năng sớm có kế hoạch xây dụng, nâng cấp các công trình còn thiếu, xuống cấp để thực hiện thành công kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường .
DUYỆT CỦA UBND THỊ TRẤN DUYỆT CỦA PGD&ĐT HIỆU TRƯỞNG